Những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã cũng như thành phần hoạt chất, một trong yếu tố thúc đẩy sự phát triển ấy là lớp vỏ ngoài hay nói cách khác, chính là bao bì hóa mỹ phẩm.
Để đảm bảo chất lượng thành phần bên trong, bao bì hóa mỹ phẩm cần phải:
- Tránh ánh sáng: các tia tử ngoại – khả kiến có khả năng xuyên qua (nếu lớp vỏ chứa trong suốt hoặc bán trong suốt) gây phân hủy hoặc biến đổi hoạt chất, thay đổi màu sắc, mùi của mỹ phẩm. Do đó, các chất tạo màu và các chất hấp thu tia UV thường được tích hợp trong các bao bì sản phẩm.
- Tránh thấm: một số bao bì nhựa khi để lâu, mỹ phẩm chứa bên trong có thể thấm ra ngoài (mùi hương) hoặc oxy không khí thấm vào trong, làm ảnh hưởng chất lượng. Mức độ thấm phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng, độ dày, thành phần và điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng bao bì nhựa cho các loại mỹ phẩm có khả năng thấm.
- Tránh gây tương tác thành phần bên trong: bao bì như thủy tinh kiềm có thể tác động gây biến đổi pH, lắng, phân hủy hoạt chất trong mỹ phẩm. Do đó, nên cân nhắc chọn thủy tinh có mực độ kiềm rửa giải thấp.
Vật liệu dùng để sản xuất các loại bao bì hóa mỹ phẩm thường rất đa dạng về thành phần chủng loại cũng như chất lượng, tùy thuộc vào loại mỹ phẩm và giá trị thẩm mỹ mà nhà sản xuất muốn hướng đến. Có loại vật liệu chính thường gặp là: nhựa, thủy tinh và kim loại.
– Thời gian giao hàng: 5 – 7 ngày.
– Công nghệ in: Đặc biệt màng ghép theo công nghệ không sử dụng dung môi.
– Cấu trúc: OPP/PE, OPP/PP, OPP/MCPP, OPP/LLDPE, PET/LLDPE, PET/MPET/LLDPE….
– Số màu: từ 1 – 9 màu, tùy theo thiết kế, yêu cầu khách hàng.
– Kích thước: khổ lớn nhất 1.200 mm.
– Dòng sản phẩm:
- BAO BÌ DẦU GỘI
- BAO BÌ SỮA TẮM
- BAO BÌ MỸ PHẨM
- BAO BÌ BỘT GIẶT, NƯỚC GIẶT, NƯỚC XẢ VẢI – CHĂM SÓC VẢI